CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG BĂNG GẠC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ LOÉT TÌ ĐÈ ĐỘ IV
I.GIỚI THIỆU
Bệnh nhân nữ 86 tuổi, suy kiệt do tuổi già tự ăn uống kém 1 thời gian, và nằm tại chỗ 1 thời gian dài. Hiện tại được nhập viện đặt sonde cho ăn và điều trị vết loét vùng xương cùng cụt độ IV đã được cắt lọc trên phòng mổ (hình 1).
Vết loét độ IV nhìn thấy gân và xương, có 2 đường hầm hướng 2 cổ xương đùi ( bên phải: sâu 5cm, rộng 4cm ; bên trái: sâu 3cm, rộng 2cm) thoát ra nhiều dịch mủ như sữa đục và hôi. Vết thương sưng đỏ, nóng và đau liên quan đến vết thương, được đánh giá 5-6 trên thang điểm 0-10.
II. ĐIỀU TRỊ
Được Điều Dưỡng tại khoa chấn thương chỉnh hình quyết định điều trị theo liệu trình:
1. Giai đoạn chống nhiễm trùng tại chỗ:
- Lớp gạc làm đầy: Gạc hút dịch tạo gel - diệt trùng Suprasorb A + Ag (Xem chi tiết)
- Lớp băng thứ cấp: Băng xốp Suprasorb P (Xem chi tiết) không viền băng keo (15x20cm), làm một cái bờ chống dịch tiết phân, nước tiểu tràn vào vết loét bằng vòng chống loét Adapt của hậu môn nhân tạo (Hình 2), và cố định lại bằng băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F (Xem chi tiết).
Thay băng 2 ngày/lần, sau khi sử dụng 2 lần (4 ngày), không còn thấy các dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ trên vết thương, Điều dưỡng đã chuyển sang gạc Aginate không có Ag (Gạc hút dịch tạo Gel Suprasorb A).
2. Giai đoạn thúc đẩy mô hạt:
- Lớp gạc làm đầy:Gạc hút dịch tạo gel Suprasorb A (Xem chi tiết).
- Lớp băng thứ cấp: Băng xốp Suprasorb P (Xem chi tiết)
- Cố định lại bằng băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F (Xem chi tiết).
Thay băng 2 ngày/lần, khi mô hạt đã lấp đầy vết loét và bằng mặt da, Điều dưỡng đã đổi sang gạc thúc đẩy biểu bì hóa (gạc hút dịch tạo thạch Suprasorb Liquacel) .
3. Giai đoạn kéo biểu bì:
- Lớp gạc làm đầy: Gạc hút dịch thẳng đứng tạo thạch Suprasorb Liquacel (Xem chi tiết)
- Lớp băng thứ cấp: Băng xốp Suprasorb P (Xem chi tiết)
- Cố định lại bằng băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F (Xem chi tiết).
Thay băng 2 ngày/ lần
Bên cạnh đó việc hỗ trợ đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân, xoay trở tránh tì tè được thực hiện tích cực.
III. TIẾN TRIỂN
Sau 4 ngày đầu ( 2 lần thay băng) 2 đường hầm đã được lấp đầy. Mô hạt đỏ hồng phủ đầy trên nền vết loét, phủ gần 60% phần lộ gân xương.(hình 3)
- Khi vết loét không còn tình trạng nhiễm trùng tại chỗ và mức độ đau đã giảm xuống còn 3 - 4, Điều Dưỡng điều trị đã thay đổi lớp gạc làm đầy bằng gạc hút dịch tạo gel- Suprasorb A. Và sau 1 tháng điều trị vết loét đã được che phủ đầy hoàn toàn bởi mô hạt đỏ hồng. (hình 4)
- Bệnh nhân được Bác sĩ tư vấn chỉ định ghép da nhưng người nhà đã không đồng ý vì tuổi bệnh nhân đã cao nên không muốn thực hiện và về nhà để tự chăm sóc vết loét tiếp tục.
- Người nhà vẫn cung cấp hình ảnh vết loét cho nhân viên điều dưỡng sau 4 tháng điều trị tại nhà. Vết loét đã thu nhỏ hơn 70% và đang tiếp tục kéo biểu bì. (Hình 5)
- Do tuổi già sức yếu nên bệnh nhân đã qua đời tại nhà. (gia đình bệnh nhân cung cấp)
IV. KẾT LUẬN
Tùy giai đoạn tiến triển của vết loét, nhân viên y tế sẽ chọn 1 loại băng gạc thích hợp để tăng hiệu quả, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
- Gạc hút dịch tạo gel-diệt trùng Suprasorb A +Ag được sử dụng tốt trong các vết loét dịch tiết nhiều, có đường hầm, và nhiễm trùng; tan trong dịch tiết vết thương tạo gel phóng thích Ag+ chống nhiễm trùng, trao đổi Na+, K+ hỗ trợ thúc đẩy hình thành mô hạt.
- Gạc Aginate hút dịch tạo gel Suprasorb A sử dụng với vết loét không có dấu hiệu nhiễm trùng, dịch tiết nhiều giúp trao đổi Na+,K+ tạo điều kiện thúc đẩy hình thành mô hạt trên vết loét nhanh hơn.
- Gạc hút dịch thẳng đứng tạo thạch Suprasorb Liquacel sử dụng giai đoạn mô hạt đã được lấp đầy, vết loét cần thúc đẩy quá trình biểu bì.
- Băng xốp Suprasorb P không viền băng keo sử dụng ở vị trí đè cấn, dễ tổn thương da, giúp giảm tải áp lực phần nào, hút dịch, và làm bệnh nhân cảm giác dễ chịu.
- Vòng chống loét Adapt được tạo thành bờ, giúp ngăn cản dịch tiết nước tiểu và phân tràn vào vết loét qua kẽ mông.
- Băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F thân thiện với da, hạn chế dị ứng tối đa khi sử dụng và đặt biệt ngăn dịch tiết nước tiểu và phân tràn vào vết loét.
Nhóm thực hiện và giám sát bởi:
Nhân viên điều dưỡng BV
Nhân viên công ty TNHH Đạt Phú Lợi
- CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ - Pressure injury(13/05/2020)
- CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA CHẤN THƯƠNG TÌ ĐÈ(11/01/2022)
- PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ(21/05/2020)
- CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TÌ ĐÈ(29/10/2019)
- PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ CỦA L&R ACADEMY(23/06/2020)
- LIỆU TRÌNH CHĂM SÓC VẾT LOÉT TÌ ĐÈ(26/05/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE TRONG LOÉT TỲ ĐÈ MÔNG PHẢI(09/09/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE TRONG VẾT LOÉT TÌ ĐÈ ĐỘ III Ở TAI TRÁI(13/09/2021)
- CA LÂM SÀNG - LOÉT TÌ ĐÈ VÙNG ĐẦU HOẠI TỬ ĐEN CỨNG Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY(19/10/2021)
- CA LÂM SÀNG - LOÉT TÌ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT ĐỘ II(01/11/2021)