CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA CHẤN THƯƠNG TÌ ĐÈ
I. ĐỊNH NGHĨA
Chấn Thương Tì Đè là tổn thương cục bộ trên da và / hoặc mô mềm dưới da, thường nằm trên vùng xương nhô ra hoặc liên quan đến thiết bị y tế đang dùng hay dụng cụ khác.
- Chấn Thương Tì Đè có thể có da nguyên vẹn, hoặc có vết loét hoặc có thể đau.
- Chấn Thương Tì Đè xảy ra do bị đè ép bởi Áp lực cao và/hoặc kéo dài hoặc do áp lực kết hợp với Trượt/Cắt, Co kéo - Ma sát.
- Khả năng chịu đựng của mô mềm cũng bị ảnh hưởng bởi Vi khí hậu (độ ẩm, không khí, nhiệt độ tại vị trí chịu áp lực), dinh dưỡng, tưới máu, bệnh nền và tình trạng của mô mềm.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Áp lực và biến dạng mô mềm
Áp lực tì đè ảnh hưởng trực tiếp lên da, đồng thời bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi chịu tác động của Trượt/ Cắt, Co kéo - Ma sát.
Khi duy trì tư thế một thời gian dài, sẽ gây ra biến dạng mô mềm, dẫn đến đè ép biến dạng, tắc vi tuần hoàn và mao mạch bạch huyết. Lúc này quá trình cung cấp oxy, vi chất và đào thải các chất đã được chuyển hóa bị gián đoạn. Kết quả cuối cùng là thiếu máu cục bộ và hoại tử mô.
Biến dạng mô mềm trong thời gian dài làm kích hoạt "vòng lặp thiệt hại", gây chết tế bào hàng loạt.
2.Trượt / Cắt, Co kéo- Ma sát
Tư thế nằm và ngồi không đúng có thể làm bệnh nhân bị trượt trên giường hoặc ghế ngồi, làm tăng áp lực vùng cùng cụt, dẫn đến nguy cơ Chấn Thương Tì Đè. Vì vậy nên giữ đầu giường phẳng nhất có thể2. Nâng cao đầu giường, nên duy trì cao ở 30o hoặc thấp hơn để giảm thiểu biến dạng mô3.
Đồng thời, ga giường hay quần áo có những nếp gấp hoặc bị nhăn vô tình tạo ra những vết cắt trên da bệnh nhân mỗi khi xoay trở, thúc đẩy quá trình Chấn Thương Tì Đè. Nên sử dụng ga giường hoặc tắm lót di chuyển bệnh nhân với hệ số ma sát thấp4.
Khi xoay trở hoặc di chuyển bệnh nhân, nên sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tránh Trượt/ Cắt, Co kéo- Ma sát lên bệnh nhân 5,6.
3. Áp lực và yếu tố Thời gian
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mô chịu tác động của áp lực càng lâu thì khả năng chịu đựng của mô càng giảm7. Khi đó, chỉ cần áp lực 6 mmHg cũng đủ làm tắc vi tuần hoàn8,9. Vì vậy giữa áp lực và thời gian có sự liên hệ nghịch đảo.
Đối với các trường hợp dễ bị tổn thương các thiệt hại không thể hồi phục có thể xảy ra trong khoảng 1 đến 4 giờ.
4. Vi khí hậu (Nhiệt độ và Độ ẩm)
Khi nhiệt độ tăng lên 1oC sẽ làm tăng chuyển hóa trong tế bào, đi kèm với nguồn cung cấp máu bị hạn chế và tắc nghẽn, sẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi, tạo môi trường ẩm. Độ ẩm quá mức sẽ làm da ngậm nước, ảnh hưởng đến chức năng và cấu trức của da, khiến độ bền của da giảm đáng kể, dẫn đến da dễ bị hư hại hơn khi bị Áp lực, Trượt/ Cắt, Co kéo- Ma sát (Bệnh nhân Covid 19 thường tăng tiết mồ hôi nhiều).
Ngược lại, khi thân nhiệt hạ xuống dưới 36oC, cơ thể phản ứng lại bằng cách giảm lưu lượng máu đến da. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh nhân phẫu thuật, vì hạ thân nhiệt khi phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương tì đè lên và làm chậm quá trình lành vết thương phẫu thuật.
III. KẾT LUẬN
Quản lý hiệu quả Áp lực, Trượt/ Cắt, Co kéo- Ma sát và Vi khí hậu sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của mô và hạn chế Chấn Thương Tì Đè.
Giúp bệnh nhân vận động sớm là mục tiêu cần hướng đến.
Tài liệu tham khảo
- CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ - Pressure injury(13/05/2020)
- PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ(21/05/2020)
- CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TÌ ĐÈ(29/10/2019)
- PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ CỦA L&R ACADEMY(23/06/2020)
- LIỆU TRÌNH CHĂM SÓC VẾT LOÉT TÌ ĐÈ(26/05/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE TRONG LOÉT TỲ ĐÈ MÔNG PHẢI(09/09/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE TRONG VẾT LOÉT TÌ ĐÈ ĐỘ III Ở TAI TRÁI(13/09/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG BĂNG GẠC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ LOÉT TÌ ĐÈ ĐỘ IV(08/10/2021)
- CA LÂM SÀNG - LOÉT TÌ ĐÈ VÙNG ĐẦU HOẠI TỬ ĐEN CỨNG Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY(19/10/2021)
- CA LÂM SÀNG - LOÉT TÌ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT ĐỘ II(01/11/2021)