KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VẾT THƯƠNG
I. ĐỊNH NGHĨA VẾT THƯƠNG:
- Vết thương là tình trạng bệnh lý, mô bị rách hay bị phá hủy, bị mất mô cũng như hạn chế chức năng.
- Khi bị vết thương sẽ dẫn đến:
- Bị mất da
- Tổn thương mạch máu
- Bị phơi nhiễm với vi khuẩn bên ngoài
- Bị mất nước
- Bị đau
- Bị mất da
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VẾT THƯƠNG:
III. QUÁ TRÌNH LÀM LÀNH VẾT THƯƠNG:
- Tất cả các vết thương đều trải qua các quá trình làm lành vết thương giống nhau, bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tăng tiết dịch.
- Giai đoạn mô hạt.
- Giai đoạn biểu bì hóa
► Các giai đoạn này xen lẫn, phụ thuộc lẫn nhau với sự chuyển tiếp trơn tru, liên tục.
♦ Giai đoạn tăng tiết dịch:
- Bao gồm các phản ứng xảy ra ngay tức thì khi có vết thương:
- Cầm máu: Tiểu cầu làm co mạch máu đã tổn thương làm đông máu, và phóng thích các yếu tố tăng trưởng để lôi kéo bạch cầu.
- Phản ứng viêm: ( Sưng - nóng - đỏ - đau)
⇒ Với sự tham gia của các tế bào gây viêm như tế bào miễn dịch, đặt biệt là đại thực bào và bạch cầu.
⇒ Sự sản sinh ra các men chuyển hóa proteins như MMPs, Collagenases
- Tăng tiết dịch: Để tự làm sạch vết thương
♦ Giai đoạn mô hạt:
- Đại thực bào kích thích sự phát triển của nguyên bào sợi
- Nguyên bào sợi xây cất mạch máu và collagen làm sườn cho sự phát triển mô nhân tạo, lấp vào khoảng trống của vết thương, tạo nên mô hạt.
- Mô hạt có màu đỏ tươi
♦ Giai đoạn biểu bì hóa:
- Mô tái tạo hình thành sẽ co cụm lại, để tế bào từ biểu bì của da xung quanh hoặc từ biểu bì chân lông còn sót lại đi vào bề mặt của mô hạt.
- Có sự tăng sinh của tế bào sừng và mạch máu mới. Tăng sinh sẽ cung cấp chất dinh dưỡng.
- Biểu bì hóa sẽ có màu hồng.
►Chú ý: Trên một vết thương, nếu quá trình lành thương không diễn biến tốt, có thể xảy ra nhiều quá trình đan xen nhau.
III. CÁC LOẠI VẾT THƯƠNG:
1. Vết thương Cấp tính:
- Vết thương cấp tính là vết thương từ phẫu thuật hay chấn thương, thường có thời gian lành thương bình thường trong 21 ngày.
+ Ví dụ vết thương cấp tính
2. Vết thương mãn tính:
- Khi một quá trình lành vết thương nào đó bị rối loạn, dẫn đến vết thương không tiến triển.
- Khi vết thương không lành trong hơn một tháng thì gọi là vết thương mãn tính (Stacey and Lazarus, 2010)
+ Ví dụ vết thương mãn tính
CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM VẾT THƯƠNG LÂU LÀNH
Best practice Statement, 2008; Gou & Dipietro, 2010; Ousey & Cook, 2012; Wound UK, 2013; Benhow, 2016
Yếu tố | Ví dụ | |
Tình trạng y tế hoặc điều trị trước đó |
|
|
Thuốc đang dùng |
|
|
Đau |
|
|
Yếu tố thần kinh |
|
|
Yếu tố khác |
|
Bs. Nguyễn Lê Phú
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HIỆN ĐẠI - TOÀN DIỆN(10/06/2021)
- BĂNG GẠC HIỆN ĐẠI(25/03/2020)
- CẤU TRÚC VÀ SINH LÝ CỦA DA(07/04/2020)
- ĐÁNH GIÁ VẾT THƯƠNG(10/04/2020)
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG MÃN TÍNH THEO NGUYÊN TẮC TIMES ĐẾN MOIST(28/04/2020)
- BĂNG GẠC HIỆN ĐẠI - HIỆU QUẢ CHI PHÍ TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MÃN TÍNH(05/05/2020)
- RỬA VẾT THƯƠNG CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?(20/05/2020)
- CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT KHÁNG KHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG(15/07/2021)
- QUICK GUIDE - QUẢN LÝ ĐƠN GIẢN MÀNG SINH HỌC- BIOFILM(17/09/2021)
- QUICK GUIDE - VẾT THƯƠNG KHOANG SÂU, ĐƯỜNG HẦM, LỖ RÒ(17/09/2021)
- QUICK GUIDE - HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VẾT THƯƠNG(21/09/2021)
- Đánh giá về hiệu quả Gạc Làm Sạch Vết Thương với công nghệ sợi Monofilament(10/02/2022)
- CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG(11/02/2022)