HOẠI TỬ NGÓN TAY PHẢI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
I. GIỚI THIỆU
Ông T, 57 tuổi bị tiểu đường và có vết thương lộ gân và hoại tử ở bàn tay phải do vật sắt nhọn đâm vào tay. Bệnh nhân ở tỉnh đi khám bệnh viện và đã chăm sóc 1 tháng (Hình 1) thì được cho chỉ định đoạn ngón trỏ nhưng người nhà không đồng ý. Do dịch bệnh Covid 19 nên bệnh nhân về nhà và tự chăm sóc vết thương. Và bệnh nhân đã tìm hiểu băng gạc hiện đại của L&R và đã sử dụng gạc theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để tự chăm sóc vết thương mình tại nhà.
II. LIỆU TRÌNH
Vết thương Ông T được điều trị theo liệu trình:
1. Giai đoạn làm mềm, làm sạch mô hoại tử:
- Lớp gạc làm đầy:Gạc Gel Suprasorb G Dressing (Xem chi tiết)
- Và cố định gạc gel bằng băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F (Xem chi tiết)
Thay băng 2 ngày/ lần, sử dụng cho đến khi vết loét được lấy sạch mô hoại tử.
2. Giai đoạn kích thích biểu bì hóa kiểm soát mô hạt tăng sinh quá phát:
- Lớp gạc làm đầy: Gạc hút dịch thẳng đứng tạo thạch Suprasorb Liquacel (Xem chi tiết)
- Lớp băng thứ cấp: Băng xốp Suprasorb P (Xem chi tiết)
- Cố định bằng băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F (Xem chi tiết)
Thay băng 3 ngày/ lần
III. TIẾN TRIỂN
- Sau 1 tháng Ông T tự chăm sóc vết thương bằng Gạc Gel Suprasorb G Dressing và băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F thì vết hoại tử khô cứng đã mềm và các tổ chức mô bên dưới cũng đã lỏng lẻo dễ dàng lấy sạch từ từ. Phần gân lưng bàn tay phải nền vết thương mô hạt đỏ hồng, chỉ còn phần ngón tay trỏ hoại tử đen (hình 2).
- Thuốc tiểu đường Ông T uống theo toa bác sĩ, và có chế độ ăn phù hợp.
- Ông T vẫn tiếp tục sử dụng băng gạc như hướng dẫn và vết thương sau 2,5 tháng (Hình 3). Phần lưng bàn tay đã kéo biểu bì lành tốt, phần ngón nền mô hạt hồng tốt và còn lộ phần gân.
- Sau 1 tuần tiếp theo mô hạt gần như che được hết gân ngón trỏ nhưng lại tăng sinh quá phát (Hình 4). Để kiểm soát việc tăng sinh mô hạt lớp gạc làm đầy chuyển sang gạc hút dịch thẳng đứng tạo thạch Suprasorb Liquacel và băng xốp Suprasorb P để quản lí dịch tiết, tạo độ ẩm tối ưu thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
- Vết thương đã lành sau 4 tháng Ông T tự chăm sóc tại nhà, và Ông T đã lái được xe máy như bình thường (Hình 5).
IV. KẾT LUẬN
Tùy giai đoạn tiến triển của vết loét, nhân viên y tế sẽ chọn 1 loại băng gạc thích hợp để tăng hiệu quả thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
- Gạc gel Suprasorb G Dressing giúp làm mềm hoại tử khô cứng, góp phần dễ dàng cho việc làm sạch vết thương tại chỗ.
- Gạc hút dịch thẳng đứng tạo thạch Suprasorb Liquacel giúp giữ dịch tiết vết loét, vi trùng, giả mạc mô hoại tử trong miếng gạc. Tạo môi trường ẩm tối ưu thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
- Gạc xốp Suprasorb P không viền băng keo sử dụng hút dịch, tạo độ ấm và độ ẩm tối ưu giúp quá trình lành thương nhanh hơn kiểm soát được việc tăng sinh mô hạt quá mức.
- Băng bảo vệ trong suốt Suprasorb F thân thiện với da, hạn chế dị ứng tối đa khi sử dụng và đặt biệt cố định được gạc Gel, duy trì độ ẩm tối ưu cho vết thương.
Nhóm thực hiện và giám sát bởi:
Nhân viên y tế Bệnh Viện Tỉnh Bình Dương
Nhân viên công ty TNHH Đạt Phú Lợi