Wounds UK
CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE
TRÊN VẾT LOÉT TÌ ĐÈ MÔNG PHẢI
Dịch theo tài liệu: use-cellulose-phmb-dressing-clinical-practice (Xem chi tiết)
I. GIỚI THIỆU
Bệnh nhân nữ 96 tuổi được biết ngày 7/11/2013 có vết loét tì đè độ III ở lưng và mông phải do ngồi quá lâu trên ghế. Bệnh nhân sống tại nhà, được hỗ trợ bởi dịch vụ chăm sóc xã hội 24 giờ. Bệnh nhân được khuyến khích vận động nhưng cảm thấy khó hợp tác dẫn đến phải ngồi lâu trên ghế.
Cả hai vết loét đều ác tính và lượng dịch tiết ra ở mức trung bình. Vết loét do tì đè ở mông phải chứa mô hoại tử dạng sợi màu vàng đen và có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ với ban đỏ, nóng và có mùi hôi (Hình 1). Đau liên quan đến vết thương được đánh giá là 2–3 trên thang điểm 0–10.
II.ĐIỀU TRỊ
Được quyết định điều trị cả hai vết loét bằng một phát đồ như sau:
1. Làm sạch vết thương bằng dung dịch rửa vết thương PHMB (Prontosan, B Braun) và hydrogel để đẩy nhanh quá trình tự tiêu làm sạch các mảng hoại tử
2. Sử dụng gạc PMHB- Cellulose, được cắt theo kích thước phủ lên vùng vết thương được phủ thêm lớp băng thứ cấp hydropolymer có viền dính (Suprasorb P, Lohmann & Rauscher).
Băng được thay 3 lần một tuần và giảm áp lực tì đè đầy đủ. Nghiên cứu trường hợp này tập trung vào sự tiến triển của vết loét tì đè ở mông phải.
III.TIẾN TRIỂN
Trong quá trình điều trị, lớp hoại tử lỏng lẻo và mức độ dịch tiết giảm. Tình trạng khó chịu được giải quyết sau 2 tuần. Sau 4 tuần, diện tích vết thương đã giảm (từ 9,24cm2 xuống 3,46cm2 - giảm tổng thể 62,5% so với ban đầu) (Hình 2).
Tần suất thay băng không thay đổi. Tuy nhiên, vùng da quanh vết loét bị viêm và bị kích ứng do viền dính của băng thứ cấp. Kem Cortisone được bôi trong một thời gian ngắn và băng thứ cấp đã được thay đổi thành loại có đường viền không dính. Diện tích vết thương tăng nhẹ lên 3,77cm2 do loại bỏ mô sống, với bằng chứng về sự hình thành mô hạt và biểu bì hóa.
Sau những thay đổi vết loét tiếp tục cải thiện trong 4 tuần tiếp theo với kích thước vết thương giảm (0,67cm2) và vết thương không còn đau. Bằng chứng về mô hạt đã được nhìn thấy trên nền vết thương và vết loét đã lành thành công (Hình 3).
IV. KẾT LUẬN
Gạc PHMB - Cellulose đã có thể khắc phục các vấn đề nhiễm trùng cục bộ trong vết loét do tì đè này và sau đó đã lành thành công. Vết loét do tì đè trên lưng của bệnh nhân cũng lành lại trong một khoảng thời gian tương tự mà không có biến chứng. Bệnh nhân được khuyên nên tiếp tục chế độ chăm sóc da vết loét do tì đè và các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa tái phát.
Nhóm dịch thuật Công Ty TNHH Đạt Phú Lợi
CNĐD. Trần Thị Thu Trang
DS. Trần Bích Trâm
- CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ - Pressure injury(13/05/2020)
- CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA CHẤN THƯƠNG TÌ ĐÈ(11/01/2022)
- PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ(21/05/2020)
- CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TÌ ĐÈ(29/10/2019)
- PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG DO TÌ ĐÈ CỦA L&R ACADEMY(23/06/2020)
- LIỆU TRÌNH CHĂM SÓC VẾT LOÉT TÌ ĐÈ(26/05/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE TRONG VẾT LOÉT TÌ ĐÈ ĐỘ III Ở TAI TRÁI(13/09/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG BĂNG GẠC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ LOÉT TÌ ĐÈ ĐỘ IV(08/10/2021)
- CA LÂM SÀNG - LOÉT TÌ ĐÈ VÙNG ĐẦU HOẠI TỬ ĐEN CỨNG Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY(19/10/2021)
- CA LÂM SÀNG - LOÉT TÌ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT ĐỘ II(01/11/2021)