CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HIỆN ĐẠI - TOÀN DIỆN
Khi đề cập đến chủ đề "Chăm sóc vết thương" thì luôn có sự khác biệt rất lớn giữa người có chuyên môn về chăm sóc vết thương và người không có chuyên môn, kể cả những người trong ngành y tế.
Thông thường thì người bình thường luôn nghĩ rằng vết thương rất đơn giản, cứ để vết thương khô, lên mài, rồi vết thương từ từ sẽ lành. Điều này là bình thường vì đa số chúng ta đều gặp các vết thương té ngã, trầy xước, vết thương nhẹ ngoài da trong đời sống hằng ngày, nên việc xử lý vết thương được làm rất đơn giản như rửa sạch bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn và băng lại. Đa số vết thương sẽ lành, nhưng thường kéo dài.
Tuy nhiên, một số ít vết thương sẽ bị nhiễm trùng không lành, diễn biến xấu thì lúc đó chúng ta mới nhờ tới sự can thiệp của nhân viên y tế.
Thực tế trong bệnh viện, việc "Chăm sóc vết thương" thì rất phức tạp, những vết thương nhiễm trùng, vết thương mãn tính như bàn chân tiểu đường, loét tì đè, loét tĩnh mạch.v.v.. đòi hỏi sự phối hợp giữa Điều Dưỡng chuyên khoa về chăm sóc vết thương và Bác sĩ chuyên khoa điều trị, đôi khi có các vết thương cần hội chuẩn của nhiều chuyên khoa khác nhau để xử lý.
Thuật ngữ "Chăm sóc vết thương hiện đại" nhằm mục đích cung cấp các kiến thức mới trong việc chăm sóc điều dưỡng cho vết thương, các sản phẩm băng gạc hiện đại, các thiết bị hỗ trợ cần thiết để điều trị vết thương mãn tính, giúp vết thương mau lành. Trang web này ít đề cặp đến các chuyên khoa rộng hơn trong chăm sóc vết thương như can thiệp ngoại khoa, các can thiệp khác......
Chúng tôi lấy ví dụ như một vết thương tì đè nếu được điều trị bằng phẫu thuật, băng gạc hiện đại nhưng nếu thiếu Nệm chống tì đè thì khả năng thành công sẽ không cao. Chúng ta hay nhằm lẫn nệm hơi, nệm nước đang bán ngoài thị trường là Nệm chống tì đè nhưng điều này là không đúng và thường dẫn đến vết loét tì đè nặng hơn. Tiêu chuẩn của Nệm chống tì đè phải có các đặc tính như chống dính da, chống ma sát, chống trượt, chống cắt, thông thoáng khí, giảm tải lên cơ thể.
Hoặc điều trị loét bàn chân đái tháo đường mà không kết hợp dụng cụ giảm tải bàn chân cho bệnh nhân thì khả năng thành công không cao....
Hoặc việc kết hợp Băng gạc hiện đại với Bộ Băng ép áp lực sức căng ngắn Rosidal Sys (Short Stretch) thì hiệu quả điều trị Vết loét chân do suy tĩnh mạch sẽ rất cao và an toàn cho bệnh nhân.
Cần phân biệt Băng thun và Băng ép áp lực sức căng ngắn. Băng thun không nên dùng cho trường hợp này vì Băng thun tạo áp lực ép không cần thiết khi bệnh nhân nằm, dẫn đến thiếu máu nuôi cho vết thương, đồng thời khi bệnh nhân đứng thì băng thun lại không đủ tạo áp lực cần thiết để giữ chân không bị phù. Ngược lại, Băng ép áp lực sức căng ngắn sẽ không tạo áp lực khi bệnh nhân nằm, giúp tăng lưu thông máu, kích thích hệ bạch mạch tăng cường lưu thông, giảm phù nề. Đồng thời khi bệnh nhân đứng, áp lực của băng tăng lên, làm cho chân không bị phù khi đứng.
Trong trang web này, chúng tôi hướng đến các mục tiêu:
- Thu thập và sưu tầm các bài viết, bài báo cáo của các Bác sĩ, Điều Dưỡng chuyên khoa về chăm sóc vết thương tại Việt Nam.
- Thu thập và sưu tầm các bài viết, hội thảo khoa học của các Tổ chức chăm sóc vết thương trên Thế Giới, các chuyên gia về chăm sóc vết thương (Chúng tôi dịch thuật với mục đích chỉ tham khảo, bảng gốc tiếng Anh sẽ được đính kèm. Một số tài liệu nước ngoài có bảng quyền, chúng tôi sẽ ghi chú để không ảnh hưởng đến luật bản quyền).
Song song đó, để trang web được sinh động, Chúng tôi cũng giới thiệu các sản phẩm Băng gạc hiện đại, các Dụng cụ và Thiết bị y tế cần thiết trong điều trị vết thương của các tập đoàn hàng đầu trên Thế Giới cho các bạn tham khảo. Ví dụ như:
1. Băng gạc hiện đại của LOHMANN & RAUSCHER (Đức - Áo) (Xem chi tiết)
2. Bộ Băng ép áp lực sức căng ngắn Rosidal Sys của LOHMANN & RAUSCHER (Đức - Áo) (Xem chi tiết)
3. Nệm chống tì đè của ARJO (Thụy Điển).
4. Giày giảm áp cho bàn chân tiểu đường của OPED (Đức) (Xem chi tiết)
5. Các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc vết thương của hãng HOLLISTER (Mỹ) (Xem chi tiết)
6. Các sản phẩm chăm sóc hậu môn nhân tạo chuyên nghiệp của hãng HOLLISTER (Mỹ) (Xem chi tiết)
Ngoài ra, còn rất nhiều các trang thiết bị y tế cần thiết và quan trọng khác rất cần trong điều trị vết thương. Chúng tôi sẽ không ngừng cập nhật các kiến thức mới trong trang web này.
Chúng tôi vô cùng hân hạnh được các Thầy Cô, Các Bác sĩ và Điều Dưỡng đầu ngành về chăm sóc vết thương góp ý, cho đăng bài trong trang web này.
Người viết: BS. Nguyễn Lê Phú