CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ
GIAI ĐOẠN LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Dịch theo tài liệu:L&R-Diabetic- Foot (Xem chi tiết)
I. CHẨN ĐOÁN
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các biểu hiện lâm sàng của bàn chân đái tháo đường khác nhau. Hình ảnh lâm sàng thường là sự kết hợp cả hai do tổn thương thần kinh và thuyên tắc động mạch ngoại vi.
1. Đặc trưng lâm sàng và nhận biết các tổn thương thần kinh
Đặc trưng lâm sàng và nhận biết tổn thương thần kinh | |
Tiền sử bệnh |
- Không có khập khiển - Thể đái tháo đường nặng (HbA1c > 7 ) - Uống rượu - Mắc bệnh đái tháo đường bao lâu? |
Kiểm tra chân |
- Hơi đỏ, ẩm, khô, có khuynh hướng phù - Hình thành các cục chai sần ở các vị trí bị đè ép - Vận động khớp bị hạn chế - Dị tật bàn chân và cơ bắp (hallux valgus, digitus malleus, bàn chân Charcot) |
Đau |
- Dấu hiệu kích thích như bị nhói giống dao đâm, giống đinh châm, và / hoặc có cảm giác kiến bò. - Không có cảm giác đau khi có chấn thương hay vết thương - Cảm giác không thoải mái biểu hiện rõ vào ban đêm |
Phản xạ gân Achiles và đầu gối | - Giảm bớt hoặc mất |
Mạch ở bàn chân | - Thường sờ thấy |
Những vùng da bị tổn thương |
- Những vị trí bị tì đè - Không đau những những vết loét ở bàn chân và với chai sần ở bờ vết loét |
Chẩn đoán cơ bản (Thường làm cả 2 chân) |
- Độ nhạy đến rung (128 Hz của dụng cụ Rydel-Seiffer) - Nhận thức với sự chạm (10g của dụng cụ Semmes- Weinstein – Monofilament) - Nhận thức với nhiệt độ (dùng Tip- Therm) - Nhận thức với đau (bằng tăm đâm hoặc dụng cụ Neurotip) - Phản xạ cảm thụ (gân Achilles và phản xạ gân đầu gối) - Các kết quả của việc thăm khám này có thể có ý nghĩa thể hiện điểm thiếu hụt của thần kinh. |
2. Đặc trưng lâm sàng và nhận biết thuyên tắc động mạch ngoại vi (pOAD):
Đặc trưng lâm sàng và nhận biết thuyên tắc động mạch ngoại vi | |
Tiền sử bệnh |
- Sự đề kháng insulin, nicotine, rối loạn mỡ trong máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành (CHD), bị khập khiển. |
Kiểm tra chân |
- Da: xanh xao, giống như giấy, lạnh, khô, - Hình dạng của bàn chân: nhỏ lại, teo |
Đau (không có cảm giác khó chịu với các kích thích) |
- Khi chịu lực hoặc lúc nghỉ ngơi (khập khiển) - Lạnh - Đau dữ dội khi cắt bỏ ngón chân hoại tử - Cảm giác đau ở bờ vết thương (và thường xuyên ở bề mặt vết thương) |
Phản xạ gân Achilles và đầu gối |
- Bình thường |
Mạch ở bàn chân |
- Yếu hoặc không sờ thấy |
Những vùng da bị tổn thương |
- Vùng da bị hư hại (hoại tử, hoại thư, thối) |
Kiểm tra chụp động mạch |
- Sờ thấy mạch của bàn chân (động mạch chày sao, động mạch lưng chân) - Siêu âm Doppler và đo chỉ số huyết áp cổ chân và cánh tay (ABPI) - Đo SpO2 |
- Đo huyết áp bằng Doppler là một phương pháp đơn giản và đáng tin cậy để phát hiện thuyên tắc động mạch ngoại vi pOAD . Với bệnh nhân tư thế nằm, chỉ số huyết áp tâm thu ở mắt cá chân và cánh tay cung cấp một chỉ số cho phép đánh giá pOAD (còn gọi là chỉ số huyết áp cổ chân và cánh tay ABI). Thông thường chỉ số này bằng hoặc cao hơn 1 chút.
- Giá trị <0,9 là biểu thị của pOAD. Nếu giá trị là > 1,3 thì đó là dấu hiệu của bệnh xơ cứng Mönckeberg. Những hình ảnh X quang của các động mạch chân được hỗ trợ của chụp động mạch (các kỹ thuật khác cũng có thể). Điều này rất cần thiết trong tất cả các trường hợp thiếu máu chân nghiêm trọng đặc biệt là trước khi đoạn chi và phẫu thuật để cải thiện việc cung cấp máu. Chụp X-quang có giá trị để đánh giá các thay đổi ở xương bàn chân. Nếu cần thiết, có thể tiến hành kiểm tra thêm như chụp cắt lớp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện ra bất thường (sự tiêu xương, viêm tủy xương, bệnh xương khớp do tiểu đường(DNOAP), gãy xương, sai vị trí).

II. PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN TIỂU ĐƯỜNG
- Phân loại Wagner là phân loại được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ thống này phân loại tổn thương bàn chân tùy theo độ sâu với sáu loại mức độ nghiêm trọng (độ 0-5).
- Hệ thống phân loại vết thương của Đại học Texas, còn được gọi là “Phân loại Armstrong được trình bày năm 1996 cho các khía cạnh Nhiễm trùng và thiếu máu cùng với kích thước của tổn thương. Trong khi đó, sự kết hợp của hai hệ thống này, cái gọi là phân loại Wagner - Armstrong đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong trường hợp này nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ là yếu tố chính trong điều trị và lành thương. Ở tình trạng phân độ nghiêm trọng khác nhau thì cũng có thể dẫn đến kết quả điều trị khác nhau.
1. Phân độ theo Wagner:
Độ 0 | Không có tổn thương, đôi khi có biến dạng bàn chân hoặc da chai sạn |
Độ 1 | Tổn thương trên bề mặt |
Độ 2 | Vết loét sâu tới bao khớp, gân, hoặc xương |
Độ 3 | Hình thành ổ áp xe sâu trong ổ loét, hoại thư, nhiễm trùng bao khớp |
Độ 4 | Có vùng hoại tử xuất hiện trên bàn chân hoặc gót |
Độ 5 | Hoại tử sâu rộng, đôi khi rộng cả bàn chân |
2. Phân độ theo Wagner- Armstrong:
Nhóm dịch thuật Công Ty TNHH Đạt Phú Lợi
CNĐD. Trần Thị Thu Trang
- ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG(13/07/2020)
- CHĂM SÓC VẾT LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG(13/07/2020)
- PHÒNG NGỪA VÀ THEO DÕI CHĂM SÓC BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG(22/07/2020)
- ĐÔI CHÂN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CHỊU ÁP LỰC TẢI TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?(03/02/2021)
- CA LÂM SÀNG - SỬ DỤNG GẠC PHMB - CELLULOSE VẾT LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG(13/09/2021)
- ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT KHÓ LÀNH Ở BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG GẠC COLLAGEN(22/03/2022)